“Sau này, tôi muốn được chết như ông tôi, êm đềm trong giấc ngủ, không la hét vì sợ hãi như những hành khách mà ông tôi chở”. Mời bạn đi dạo một vòng, tìm hiểu về giá trị của giấc ngủ trưa qua bốn quốc gia.
1. Tây Ban Nha: Siesta
Người Tây Ban Nha có truyền thống siesta nổi tiếng thế giới. Tưởng tượng cảnh một người Tây Ban Nha, sau bữa trưa no nê, lẻn vào phòng, kéo rèm và giấc ngủ trưa bắt đầu. Đúng vậy, siesta không phải giấc ngủ ngắn thông thường, mà là nghi thức thiêng liêng giúp họ nạp năng lượng sau buổi sáng làm việc mệt nhọc, và dưỡng sức để nhảy múa cả đêm sau khi tan tầm.
2. Italy: Riposo
Không khác Tây Ban Nha là mấy, người Italy cũng có phong tục riposo. Cảm giác ngủ trưa giữa cánh đồng mỳ Ý chăng? Dù có hơi phóng đại nhưng tại Italy, cửa hàng và văn phòng thường đóng cửa để mọi người nghỉ ngơi, không nghĩ ngợi. Họ tin rằng ngủ trưa là thời gian vàng để tái tạo tinh thần, tăng cường sức khỏe, duy trì lạc quan và năng lượng cho buổi chiều.
3. Trung Quốc: Wushui
Giấc ngủ trưa của người Trung Hoa anh hùng cũng rất phổ biến. Ở các công ty lớn nhỏ, khung cảnh nhân viên trang bị mền gối ngủ trưa trên bàn, dưới sàn chẳng có gì lạ. Người Trung Quốc thực sự coi trọng thời gian nghỉ ngơi này, cho rằng ngủ trưa mang lại lợi ích đủ đường: không shopping, giảm căng thẳng, duy trì năng lượng và nâng cao hiệu quả công việc.
4. Việt Nam: Chợp mắt
Hình ảnh thiếu nữ ngủ trưa trên chiếu trở nên quen thuộc đến nỗi trở thành biểu tượng, đi vào câu chuyện dân gian. Bác nông dân ngả lưng chợp mắt dưới bóng cây là hình ảnh đầy chất thơ của đời sống Việt. Bác tài công nghệ móc chân ngủ trưa trên xe máy gây kinh ngạc cho du khách nước ngoài. Từ công sở đến công viên, người Việt rất nghiêm túc ngủ trưa.
❉ ❉ ❉
Bạn thấy đó, văn hóa ngủ trưa không chỉ là một phần của lịch sử và truyền thống, đó còn là biểu hiện của việc con người biết chăm sóc bản thân. Ngay cả những vật vô tri như điện thoại, laptop còn có chế độ “Sleep”. Để tái tạo năng lượng, ngủ trưa chỉ nên ngủ một mình, ngủ tập thể, tuyệt đối không ngủ đôi, ngủ hai. Cho những ai khó ngủ, Gengap giới thiệu Chiếc vòng kỳ diệu.
Một điều đặc biệt chỉ có trong tiếng Việt: ngủ & thức đôi khi có cùng một nghĩa, như ngữ cảnh này: Sau khi #ngủ dậy, chúng tôi fang nhau hai nháy. Bạn thay ngủ bằng #thức xem nghĩa có thay đổi được gì không nhé!